Kết quả Điều_ước_Ái_Hồn

  Vùng Đông Bắc Trung Quốc hiện nay
  Vùng phía bắc Nội Mông hiện nay.
  Ngoại Mãn Châu, vùng đất người Nga đã thu được theo điều ước Ái Hồn và hai năm sau đó.

Điều ước đã thiết lập một đường biên giới giữa đế quốc Nga và Trung Quốc dọc theo sông Amur, vượt xuống phía nam so với biên giới trước khi ký điều ước. Theo các điều khoản của điều ước này:

  1. Nga đã đoạt được tả ngạn của sông Amur vốn đã được giao cho Trung Quốc nhờ kết quả của Điều ước Nerchinsk năm 1689. (Cư dân người Mãn tại sáu mươi bốn làng phía đông của sông Hắc Long Giang được phép ở lại, dưới quyền tài phán của chính phủ Mãn Châu). Các sông Amur, Tùng Hoa, Ussuri đã được mở riêng cho cả tàu của Trung Quốc và Nga. Lãnh thổ bao quanh ở phía tây bởi Ussuri, phía bắc bởi Amur, phía đông và phía nam bởi biển Nhật Bản được đồng quản lý bởi Nga và Trung Quốc, một sự sắp xếp "chế độ quản lý chung" tương tự như mà người Anh và người Mỹ đã thoả thuận cho Lãnh thổ Oregon trong Hiệp ước 1818 [2] (Nga giành quyền kiểm soát duy nhất đối với vùng đất này hai năm sau đó). [4] Tính cả phần mất mát vùng đất này nữa, Trung Quốc trên thực tế đã bị mất hơn một triệu cây số vuông lãnh thổ.
  2. Những cư dân dọc theo các con sông Amur, Sungari, và Ussuri được phép giao thương.
  3. Người Nga sẽ giữ lại các văn bản tiếng Ngatiếng Mãn còn người Trung Quốc sẽ giữ lại bản bằng tiếng Mãn và tiếng Mông Cổ.
  4. Tất cả các hạn chế thương mại được hủy bỏ dọc theo biên giới.

Hoàng đế Hàm Phong xem điều ước này là một cách câu giờ trước khi một hiệp ước khác "đối phó với người Nga kiên quyết hơn", nhưng cơ hội như vậy đã không bao giờ đến. Trên thực tế, Nga đã trở lại Trung Quốc trong tháng 11 năm 1860 và yêu cầu quyền sở hữu duy nhất đối với vùng lãnh thổ mà hai bên cùng quản lý, lập ra vùng Primorsky, dẫn đến việc chặn đường ra biển Nhật Bản của Trung Quốc[4]. Trung Quốc đã không công nhận điều ước bất bình đẳng này nhưng sau đó cũng buộc phải xác nhận trong Điều ước Bắc Kinh.

Wikisource có văn bản gốc liên quan đến bài viết:
Wikisource có văn bản gốc liên quan đến bài viết: